Hải đồ điện tử trên tàu biển

Đăng lúc 09:38:00 Ngày 24/09/2014 | Lượt xem 14229 | Cỡ chữ

HẢI ĐỒ GIẤY
Trên Buồng Lái có nhiều hải đồ giấy. Hải đồ giấy thường gặp là hải đồ Anh. Ngoài ra, bạn còn thấy hải đồ Nhật, hải đồ Úc, hải đồ Trung quốc, thậm chí, cả hải đồ Việt nam.
Hải đồ giấy (Hình minh họa)
 Hải đồ trên tàu đều do Chính phủ các nước xuất bản, hoặc do Cơ quan Khí tượng Thủy văn được Chính phủ ủy quyền phát hành. Tiêu chuẩn hải đồ của các quốc gia đều phải tuân thủ tiêu chuẩn hải đồ thế giới(IHO). Và những hải đồ như vậy, mới thỏa mãn yêu cầu IMO, được sử dụng trên tàu biển.
 QUI ĐỊNH SOLAS VỀ TRANG BỊ HẢI ĐỒ TRÊN TÀU
 SOLAS qui định về trang bị hải đồ trên tàu như sau:

    - Tất cả các tàu, không phân biệt kích cỡ, phải trang bị đầy đủ hải đồ và ấn phẩm hàng hải để xây dựng kế hoạch chuyến đi, kẻ đường tàu chạy, xác định và theo dõi vị trí tàu trong suốt hành trình

 

     - Hải đồ phải được cập nhật và tu chỉnh liên tục để duy trì độ tin cậy và  an toàn hành hải

 

    - Thông báo hàng hải(Notice to Mariners) là nguồn thông tin chính thức dùng để tu chỉnh hải đồ và ấn phẩm hàng hải

 

    - Hải đồ trên tàu được sĩ quan hành hải phụ trách, quản lý, cập nhật và tu chỉnh trước mỗi chuyến đi

 

    - Chính quyền tàu treo cờ, cơ quan Đăng kiểm được Chính quyền tàu treo cờ ủy thác và Thanh tra an toàn Cảng thường kiểm tra tình trạng hải đồ trên các tàu , bao gồm số lượng trang bị, hiện trạng tu chỉnh và cập nhật 

HẢI ĐỒ ĐIỆN TỬ (EC_ Electronic Chart)
Để nâng cao an toàn hành hải, tạo thuận lợi trong cung cấp, sử dụng, quản lý và cập nhật hải đồ, hải đồ điện tử đã ra đời. Về nguyên tắc cơ bản, việc quản lý, sử dụng, cập nhật và tu chỉnh hải đồ điện tử không khác nhiều hải đồ giấy. Năm 2011, SOLAS đã qui định về trang bị hải đồ điện tử như sau:

     - một hệ thống hiển thị hải đồ và thông tin điện tử(ECDIS- Electronic chart Display &  Information System) cũng được chấp nhận , thỏa mãn yêu cầu trang bị hải đồ trên tàu

 

     - có bố trí trang bị dự phòng(một phần hay toàn bộ bằng điện tử) để thỏa mãn yêu cầu trang bị hải đồ trên tàu

 

     - có các ấn phẩm hàng hải như hàng hải chỉ nam, danh mục đèn biển, bảng thủy triều, thông báo cho người đi biển và các ấn phẩm hàng hải cần thiết khác, phải đầy đủ và được cập nhật kịp thời.


Hải đồ điện tử (Hình minh họa)
 THỜI HẠN TRANG BỊ HẢI ĐỒ ĐIỆN TỬ TRÊN TÀU

1. Đối với tàu khách

   Trang bị trên tàu khách có dung tích từ 500GT trở lên, đóng mới từ ngày 1-7-2012. Tàu khách có cùng dung tích trên, nhưng đóng trước ngày 1-7-2012, hạn trang bị là 1-7-2014

 

2. Đối với tàu dầu

   Trang bị trên tàu dầu có dung tích từ 3000GT trở lên, đóng mới từ ngày 1-7-2012. Tàu dầu có dung tích như trên, đóng trước ngày 1-7-2012, hạn trang bị là 1-7-2015

 

3. Đối với tàu hàng khô và tàu khác không phải là tàu dầu

   Trang bị trên tàu có dung tích từ 50.000GT trở lên, đóng mới từ ngày 1-7-2013. Các tàu có dung tích như trên nhưng đóng trước ngày 1-7-2013, hạn trang bị là 1-7-2016

 

   Trang bị trên tàu có dung tích từ 20.000GT đến dưới 50.000GT, đóng mới từ ngày 1-7-2013. Các tàu có dung tích như trên nhưng đóng trước 1-7-2013, hạn trang bị là 1-7-2017

 

   Trang bị trên tàu có đung tích từ 10.000GT đến dưới 20.000GT, đóng mới từ ngày 1-7-2013. Các tàu có dung tích như trên nhưng đóng trước 1-7-2013, hạn trang bị là 1-7-2018

 

   Trang bị trên các tàu có dung tích từ 3000GT đến dưới 10.000GT, đóng mới từ ngày 1-7-2014. Không bắt buộc đối với các tàu có dung tích nhỏ hơn 10.000GT đóng trước ngày 1-4-2014

 

HỆ THỐNG HIỂN THỊ HẢI ĐỒ VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ(ECDIS)
 Hải đồ điện tử đã được sử dụng trên tàu cá từ lâu. Để sử dụng trên tàu hàng, hải đồ điện tử phải thỏa mãn các yêu cầu của IMO/SOLAS sau:

- là thiết bị điện tử có thể hiển thị vị trí tàu trên hải đồ trong màn hình vi tính

 

- có thiết bị dự phòng và cập nhật, tu chỉnh hải đồ

 

- thỏa mãn yêu cầu IMO/SOLAS về yêu cầu trang bị hải đồ trên tàu

 

- hải đồ phải được Chính phủ quốc gia hay tổ chức được Chính phủ quốc gia ủy quyền phát hành

 

- tiêu chuẩn hải đồ phải phù hợp tiêu chuẩn hải đồ của cơ quan khí tượng thủy văn thế giới(IHO)

 

Hệ thống ECDIS phải phù hợp với yêu cầu IMO và được Chính phủ quốc gia tàu treo cờ chuẩn y.

 CÁC LOẠI HẢI ĐỒ ĐIỆN TỬ (EC)

 Có hai loại hải đồ thường dùng là hải đồ RASTER và hải đồ VECTOR

 

RASTER CHART là hải đồ kỹ thuật số thụ động. Nó là thành quả sao chụp hay “QUÉT” hải đồ giấy

 

VECTOR CHART là hải đồ kỹ thuật số chủ động. Nó hiển thị trên màn hình trên cơ sở truyền dẫn các dữ liệu cơ bản như điểm, đường, khu vực…liên quan đến hải đồ

 HẢI ĐỒ HÀNH HẢI ĐIỆN TỬ (ENC- Electronic Navigatinal Chart)

 Hải đồ hành hải điện tử VECTOR, có đặc điểm sau:

 

- hải đồ được Chính phủ các quốc gia phát hành, hay các Tổ chức được ủy quyền phát hành

 

- nội dung, số liệu trên hải đồ là nội dung khảo sát chính thức do cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia cung cấp hay là các số liệu, thông tin chính thức mà hải đồ giấy cung cấp

 

- ký mã hiệu dùng trên hải đồ phù hợp với qui định chuẩn quốc tế về hải đồ của IHO

 

- vị trí xác định trên hải đồ dựa trên tiêu chuẩn đo đạc số liệu thế giới năm 1984(WGS84), tương thích với vị trí của hệ thống vệ tinh hàng hải toàn cầu(GNSS)

 

- hải đồ được cập nhật hay tu chỉnh bằng các thông tin, số liệu chính thức, được chuyển giao dưới dạng kỹ thuật số

 

Hải đồ hàng hải điện tử RASTER có đặc điểm sau:

 

- là hải đồ điện tử được sao chụp hay quét từ hải đồ giấy chính thức

 

- được phát hành theo qui chuẩn IHO

 

- được cập nhật và tu chỉnh thường xuyên bởi thông tin chính thức, chuyển giao dưới dạng kỹ thuật số

 CUNG CẤP HẢI ĐỒ HÀNH HẢI  ĐIỆN TỬ
Cơ quan khí tượng thủy văn quốc tế(IHO) cung cấp tình trạng hải đồ điện tử trên thế giới, thông qua “mạng danh mục hải đồ- Web Chart”, theo địa chỉ  www.iho.int. Mạng danh mục hải đồ có đường kết nối tới Người sử dụng tới người cung cấp và phân phối.
ĐIỀU KIỆN THỎA MÃN SOLAS VỀ TRANG BỊ HẢI ĐỒ ĐIỆN TỬ TRÊN TÀU

1. Hệ thống ECDIS trên tàu phải phù hợp yêu cầu IMO VÀ ĐƯỢC Chính phủ tàu treo cờ chấp nhận

 

2. Hệ thống phải hiện thị hải đồ hành hải điện tử được cập nhật và tu chỉnh mới nhất

 

3. Hệ thống có bố trí các dự phòng thích hợp khi ECDIS sự cố

 NHỮNG LỰA CHỌN DỰ PHÒNG CHO ECDIS

 Để bảo đảm an toàn cho phần hành trình còn lại khi ECDIS gặp sự cố, có 2 sự lựa chọn dự phòng:

 

1. Một hệ thống ECDIS dự trữ, có nguồn điện cung cấp riêng, có tín hiệu đầu vào của GPS riêng biệt

 

2. Một bộ hải đồ được cập nhật mới nhất cho cả hành trình

 CẬP NHẬT VÀ TU CHỈNH HẢI ĐỒ HÀNH HẢI ĐIỆN TỬ(ENC)
 Giống như hải đồ giấy, hải đồ hành hải điện tử cần được cập nhật và tu chỉnh thường xuyên. Số liệu, thông tin cập nhật được cung cấp dưới dạng “gói cập nhật kỹ thuật số” . “Gói cập nhật kỹ thuât số” được chuyển giao bằng vô tuyến hay đĩa CD-ROM. Hệ thống ECDIS sẽ thực hiện việc cập nhật tự động. Trường hợp không có thông tin cập nhật bằng kỹ thuật số, việc tu chỉnh cập nhật tiến hành bằng tay thông qua chức năng tu chỉnh bằng tay của ECDIS
KIỂM TRA KẾT QUẢ CẬP NHẬT VÀ TU CHỈNH HẢI ĐỒ ĐIỆN TỬ

Chức năng tu chỉnh và cập nhật hải đồ của ECDIS dựa trên nguyên tắc “liên tiếp-sequence”. Nguyên tắc tu chỉnh được thiết lập riêng rẽ cho từng hải đồ. Khi tu chỉnh, cập nhật, hệ thống ECDIS luôn kiểm tra xem việc cập nhật có đúng thứ tự liên tiếp không. Nếu có thông tin phía trước chưa thực hiện, ECDIS sẽ có cảnh báo. Và ECDIS sẽ không tiếp tục cập nhật cho đến khi thông tin cần cập nhật (liền kề phía trước) đã thật sự cập nhật xong.

 

Hệ thống ECDIS luôn lưu lại thông tin về danh mục đã cập nhật, thời gian cập nhật. Có hệ thống còn cung cấp bảng hiển thị danh mục cập nhật và có thể in ra để tham khảo. Trường hợp hệ thống không có chức năng lưu giữ danh mục cập nhật, sĩ quan hành hải phụ trách phải xây dựng sổ theo dõi tu chỉnh hải đồ.

 

Nhà Cung câp và phân phối hải đồ phải cung cấp cho người sử dụng thông tin và số liệu cập nhật mới nhất và còn hiệu lực. Sĩ quan hành hải có thể áp dụng cách quản lý hải đồ giấy truyền thống để kiểm tra chéo tình trạng cập nhật và tu chỉnh hải đồ điện tử trên tàu mình. PSCO luôn quan tâm đến tình trạng tu chỉnh hải đồ trên tàu.

KIỂM TRA CỦA PSCO VỀ HỆ THỐNG ECDIS

PSCO thường kiểm tra các nội dung sau:

 

1. Có văn bản chứng tỏ EVDIS lắp đặt trên tàu phù hợp với IMO?

 

2. Có qui trình hướng dẫn sử đụng ECDIS bằng văn bản?

 

3. Hải đồ hành hải điện tử đang sử dụng là loại VECTOR hay RASTER hay là cả hai?

 

4. Thuyền trưởng và các Sĩ quan hành hải có giấy chứng nhận huấn luyện Tổng quát hệ thống ECDIS và có giấy chứng nhận huấn luyện Làm quen chủng loại hệ thống ECDIS đang lắp đặt trên tàu không?

 

5. Hải đồ hành hải điện tử trên tàu có được cập nhật và tu chỉnh mới nhất?

 

6. Trên tàu có bố trí dự phòng cho hệ thống ECDIS khi sự cố và có cung cấp phương thức đảm bảo an toàn phần còn lại của hành trình

YÊU CẦU HUẤN LUYỆN VÀ LÀM QUEN ECDIS CỦA THUYỀN TRƯỞNG VÀ SĨ QUAN HÀNH HẢI

Thuyền trưởng và Sĩ quan làm việc trên tàu có hệ thống ECDIS phải có giấy chứng nhận “huấn luyện Tổng quát” và giấy chứng nhận “Làm quen thiêt bị” cụ thể đang lắp đặt trên tàu.

ECDIS là hệ thống thiết bị điện tử quan trọng trong an toàn hành hải. Không nắm vững về thao tác thiết bị sẽ không khai thác hết tính năng thiết bị, và đôi khi còn gây thiếu an toàn cho hành trình. Việc huấn luyện Tổng quát và huấn luyện Làm quen thiết bị cụ thể trên tàu đều do Nhà chế tạo hay Đại lý của họ, hay Người được nhà chế tạo đào tạo thực hiện. IMO không chấp nhận hình thức huấn luyện “Sĩ quan biết chỉ cho sĩ quan chưa biết”. Kết thúc đợt huấn luyện, Người tham gia huấn luyện sẽ được cấp giấy chứng nhận hiểu biết Tổng quát và giấy chứng nhận làm quen một ECDIS cụ thể(nếu có hệ thống ECDIS cụ thể)

Nội dung huấn luyện Tổng quát, gồm:

 

1. Giới thiệu chức năng thiết bị

 

2. Cấu trúc danh mục tìm kiếm, chọn lệnh

 

3. Mở màn hình

 

4. Đặt các trị số an toàn

 

5. Nhận biết cảnh báo, chỉ báo và cách xử lý

 

6. Thao tác, kẻ đường đi trên hải đồ điện tử

 

7. Theo dõi đường đi trên hành trình

 

8.Chuyển sang hệ thống dự phòng

 

9. Truy cập hải đồ

 

10. Cập nhật và tu chỉnh

 Tác giả: Capt Nguyễn Trai
 
 
 



9/10 4743 bài đánh giá
0225.3796.869