Đăng lúc 10:56:00 Ngày 07/08/2014 | Lượt xem 4138 | Cỡ chữ
Thời gian vừa qua, hầu hết Sỹ quan thuyền viên của Công ty cổ phần hàng hải Liên Minh (AJSC) đã tham gia đầy đủ các buổi định hướng trước khi nhận tàu do Công ty tổ chức, tuy nhiên còn một số ít Sỹ quan thuyền viên vắng mặt tại các buổi định hướng này. Sỹ quan thuyền viên đưa ra nhiều lý do không chính đáng để vắng mặt… Qua công tác quản lý thuyền viên lãnh đạo Công ty đánh giá lý do chính để thuyền viên xin vắng mặt các buổi định hướng trước khi nhậP tàu là do tư tưởng chủ quan, xem nhẹ các quy trình trong Hệ thống quản lý SMS….. Với yêu cầu của Công ty 100% Sỹ quan thuyền viên điều động đi làm việc trên tàu biển phải được huấn luyện trước khi nhập tàu (Pre onboard training). Công ty hàng hải Liên Minh (AJSC) xin đang tải bài viết của Thuyền trưởng Nguyễn Trai về vấn đề huấn luyện trước khi nhậP tàu (Pre onboard training) để mọi người cùng tham khảo và hiểu biết hơn về công tác này. |
Có gì mới sau mỗi lần “Pre-Onboard Trainning”? |
Có cần thiết phải “Pre-Onboard Training”? |
Câu hỏi đưa ra cho nhiều đối tượng. Kẻ bảo có, người bảo không. Vậy ai đúng, ai sai đây? Được biết yêu cầu huấn luyện cho thuyền viên trước mỗi khi nhập tàu(Pre-Onboard Training) là yêu cầu đòi hỏi về an toàn theo ISM Code. Sau khi huấn luyện, nội dung huấn luyện sẽ được lưu giữ cùng tài liệu của Hệ thống Quản lý An toàn” trên tàu. Và nó còn là bằng chứng, chứng tỏ thuyền viên trên tàu đã được định hướng về an toàn trước mỗi khi nhập tàu. Để làm rõ thêm vấn đề này, một cán bộ Phòng pháp chế Công ty nọ đã nói:” đó là yêu cầu của Luật. Chỉ cần có “bản sao về huấn luyện” là đủ. Chỉ làm để đáp ứng yêu cầu của Luật thôi…? Ông Trưởng phòng thuyền viên một Công ty cung cấp thuyền viên phát biểu::” paper work, paper work” cho thỏa mãn yêu cầu ấy mà. Chỉ cần chuẩn bị cho mỗi thuyền viên một bản copy trước khi nhập tàu là đủ…? Một số thuyền viên phàn nàn:“chúng em làm tàu cả đời. Có gì mà phải huấn luyện trước khi xuống tàu. Có điều, qui định là qui định.Chúng em tham dự mấy chầu rồi. Vậy cả thôi. Vô bổ. Chả có gì mới …? Nghe phản hồi của các bạn, ai chả hoang mang. Vậy “Pre-Onboard Trainning” chẳng có ích gì về an toàn sao?. Nếu đúng thế thì, “cái anh IMO quốc tế” này, thật là “ngộ chữ”. Bày ra càng nhiều càng làm khổ thuyền viên. Họ có biết đâu, thuyền viên VN ta ở khắp tứ xứ, cách xa thành phố cảng, phải tốn kém tiền tàu xe, “ăn nhờ ở đậu”… để rồi nghe những thứ “vô bổ”, “chả có cái gì mới” sao?…? |
Tại sao lại phải ‘Pre-Onboard Training”? |
IMO thấy rằng, yếu tố con người(human factor) đóng vai trò quyết định về an toàn trong mọi hoạt động trên tàu. Mọi tai nạn trên tàu đều có yếu tố “thiếu hiểu biết” của con người gây ra. Bởi vậy, trước mỗi khi nhập tàu, thuyền viên cần được cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến tàu mới; được nhắc nhở hay hâm nóng những kiến thức cơ bản về an toàn làm việc trên tàu; và cần được cập nhật các qui định mới liên quan đến luật lệ hiện hành. Mục đích của “Pre-Onboard Training” là trang bị cho mỗi thuyền viên trước khi nhập tàu một “hành trang an toàn”; một kỹ năng sẵn sàng ứng phó và ngăn ngừa hiệu quả tai nạn, rủi ro trên biển. Và cuối cùng, sẽ giúp họ “ đi đến nơi, về đến chốn” an toàn. |
Những thông tin cần thiết liên quan đến tàu mới, gồm những thông tin gì? |
1) Đó là đặc điểm con tàu mới mà bạn sẽ làm việc ( ship particulars) gồm: |
- Tên tàu, quốc tịch. - Số lượng thuyền viên, quốc tịch - Tên thuyền trưởng, quốc tịch. - Loại tàu (hàng khô hay hàng lỏng) - Hàng hóa chính thường chuyên chở - Tuyến hoạt động chính - Tên các cảng tàu thường ghé… - Kích thước của tàu - Trọng tải tối đa - Số lượng hầm hàng và tổng dung tích - Mớn nước chở đầy - Chủng loại cần cẩu và sức cẩu - Chủng loại nắp hầm và phương thức đóng mở… - Chủng loại máy chính, máy đèn, nồi hơi. - Công suất máy chính, máy đèn - Chủng loại nhiên liệu sử dụng trên tàu - Vòng tua khai thác máy chính - Tốc độ chạy biển và mức tiêu thụ nhiên liệu, dầu nhờn trong cảng và trên biển. - Trang thiết bị mới, công nghệ mới, tính năng kỹ thuật mới - vv…vv… |
2) Đó là tên công ty, tên những người quản lý, khai thác tàu(shipowner /ship operator/ charterer) và nhiệm vụ của họ mà bạn sẽ liên hệ: |
- Tên công ty. Tên Chủ tàu - Sơ đồ quản lý và chức năng nhiệm vụ của những người liên quan - Tên người khai thác tàu - Tên người quản lý thuyền viên - Tên người quản lý kỹ thuật - Tên người quản lý vật tư - Tên người thuê tàu - vv…vv… |
3) đó là nội qui, chính sách của công ty liên quan đến hoạt động tàu, hệ thống quản lý an toàn và an ninh(ship management system/ ship security plan) mà bạn phải nắm vững và thực hiện: |
- Nhiệm vụ của bạn theo Hệ thống quản lý an toàn và An ninh - Các báo cáo về an toàn và an ninh cần theo dõi trong thời gian bạn làm việc trên tàu - Các biểu mẫu báo cáo cụ thể về an toàn và an ninh trên tàu - Ai là DPA - Ai là CSO - Định kỳ kiểm tra nội bộ về hệ thống quản lý an toàn(internal audit) và định kỳ đánh giá nội bộ về an ninh(company security assessment)? … - vv…vv… |
Những nhắc nhở cần thiết về an toàn, ngăn ngừa ô nhiễm và an ninh trước mỗi khi nhập tàu(refresher requirements) gồm những gì? |
Sau thời gian nghỉ ngơi trên bờ, phản xạ nghề nghiệp, kiến thức về an toàn làm việc trên tàu của bạn sẽ mai một. Đây là dịp tốt để hâm nóng kiến thức và kỹ năng phản xạ nghề nghiệp cho bạn: |
1) Bạn sẽ làm gì ngay sau khi nhập tàu 2) Bạn sẽ làm gì ngay sau khi phát hiện cháy trên tàu 3) Bạn sẽ làm gì ngay sau khi thấy người rơi xuống biển 4) Bạn sẽ làm gì ngay sau khi thấy người bị thương 5) Bạn sẽ làm gì ngay trước khi làm việc dưới hầm sâu 6) Bạn sẽ làm gì ngay trước khi tiến hành công việc phát nhiệt, phát tia lửa 7) Bạn sẽ làm gì khi phát hiện dấu hiệu vi phạm an ninh 8) Bạn sẽ làm gì để ngăn ngừa sự xâm nhập trái phép lên tàu 9) Bạn sẽ làm gì để ngăn ngừa ô nhiễm khi tàu neo đậu trong cảng 10) Bạn sẽ làm gì khi xảy ra tai nạn tràn dầu trên biển 11) Vv…vv… |
Những thông tin mới cần bổ sung, cập nhật liên quan đến các qui tắc, hướng dẫn, công ước quốc tế và chính sách công ty(updating requirements), gồm những gì? |
Công ước, qui tắc, các qui định quốc tế, chính sách công ty… luôn được sửa đổi. Bởi thế, bạn cần nắm được những sửa đổi, bổ sung mới nhất trước mỗi khi nhập tàu:
|
Nội dung “Pre-Onboard Training” không hẳn như mọi người tưởng tượng. Nó không chỉ là những vấn đề “bổn cũ nhắc lại” mà còn là những vấn đề hoàn toàn mới. Con tàu mới,Chủ tàu mới, Luật lệ mới, Chính sách mới, Tuyền hoạt động mới, Hàng hóa mới, Trạng thiết bị mới, Công nghệ mới, Môi trường làm việc mới…Và chắc chắn sẽ tiềm ẩn những “Rủi ro”, “Tai nạn” mới. Bạn phải đi trước một bước về phòng ngừa tai nạn, về sẵn sàng ứng phó sự cố. “Pre-Onboard Training” chính là bước đi trước nhằm ngăn ngừa tai nạn cho bạn, cho mọi người trên tàu. Nó cực kỳ cần thiết cho mọi thuyền viên trước mỗi khi nhập tàu. |
Tác giả: Captain - NGUYỄN TRAI |
Các tin mới hơn:
Các tin cũ hơn: