"Quốc gia mạnh về biển không thể thiếu thuyền viên!"

Đăng lúc 11:23:00 Ngày 28/01/2015 | Lượt xem 2131 | Cỡ chữ

Thuyền viên thiếu và yếu!
Theo ông Nguyễn Nhật, định hướng chiến lược biển được Đảng và Chính phủ đặt ra, đến năm 2020 Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia mạnh về biển. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu đặt ra, ngành vận tải biển đang đứng trước thách thức to lớn về nguồn nhân lực, trong đó đặc biệt là bộ phận thuyền viên.

Theo Cục trưởng Nhật, để thực hiện chiếc lược biển, mà cụ thể là ngành vận tải biển thì thuyền viên là bộ phận nòng cốt đặc biệt quan trọng. Đội ngũ này đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề và ngoại ngữ tốt.

Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay lực lượng thuyền thuyền viên còn thiếu và yếu về chuyên môn như: thiếu kinh nghiệm, thiếu tác phong công nghiệp, khả năng thực hành còn non, sức khỏe chưa tốt, khả năng tiếng anh hạn chế... chưa đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu thực tiễn.
Dựa trên quy hoạch phát triển vận tải biển đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ông Nhật cho biết, đến năm 2020 Việt Nam cần 33.000 thuyền viên, trong đó sỹ quan các loại chiếm gần một nữa (khoảng 15.000 người). Và đến năm 2030 cần khoảng 66.000 thuyền viên, trong đó sỹ quan các loại chiến 30.000 người.
“Hiện nay cả nước có hơn 45.000 sĩ quan hàng hải được đào tạo ra, nhưng chỉ có 27.500 trực tiếp đi tàu biển còn lại hơn 18.000 là ở trên bờ và chuyển sang ngành khác. Nếu thực trạng này không có gì thay đổi, theo kế hoạch phát triển kinh tế biển thì đến 2020 – 2025 VN sẽ lâm vào tình trạng “thiếu thuyền viên trầm trọng””- Cục trưởng Nguyễn Nhật cho biết.
Xuất khẩu thuyền viên bài toán “lợi đơn, lợi kép”!
Ông Nhật cho rằng, thị trường thuê thuyền viên trên thế giới đang ngày càng mở rộng cho các quốc gia có nền kinh tế biển đang phát triển như Việt Nam.
Tuy nhiên, chúng ta có kế hoạch như thế nào để có thể cạnh tranh, giành vị thế trong thị trường này là một câu hỏi lớn, nhất là trong hoàn cảnh thực tế hiện nay nguồn nhân lực hàng hải, đặc biệt là đội ngũ sĩ quan hàng hải ở nước ta mới chỉ đáp ứng được một phần các yêu cầu của chủ tàu.
Ông Nhật dẫn chứng, ở Philipine hiện có khoảng 350.000 thuyền viên xuất khẩu, ước tính mỗi năm đem về cho đất nước họ khoảng 4 tỉ USD, trong khi VN chỉ có khoảng 2.000 thuyền viên đang làm việc cho các chủ tàu nước ngoài.
Khoảng 5-10 năm nữa khi nền kinh tế thế giới phục hồi, sự lưu thông trao đổi hàng hóa tăng nhanh, ngành vận tải biển nước ta trở thành trọng điểm trong phát triển kinh tế biển được hay không phục thuộc rất nhiều vào đội ngủ thuyền viên.
“Một quốc gia hùng mạnh về biển không thể thiếu đội tàu phát triển với đội ngũ quản lý và sĩ quan hàng hải giỏi tinh nhuệ”, ông Nhật trăn trở.
Từ đánh giá tình hình thức tế, Cục trưởng Nguyễn Nhật cho rằng, trong điều kiện hiện nay, xuất khẩu thuyền viên là cơ hội để giải quyết một lượng lớn việc làm cho người lao động ở các vùng khó khăn trong nước.
Mặt khác, để đưa vận tải biển trở thành trọng điểm trong phát triển kinh tế biển thì ngoài thu nhập cước vận tải và dịch vụ, còn phải tăng số lượng thuyền viên xuất khẩu để tăng nguồn thu nhập vận tải biển từ ngoại tệ.
 Nếu không có chiến lược dài hạn, 5-10 năm nữa VN sẽ thiếu thuyền viên trầm trọng.
Hơn nữa, lực lượng thuyền viên xuất khẩu sau khi làm việc trên tàu biển ở nước ngoài, hết thời hạn lao động về nước sẽ trở thành đội ngũ có kinh nghiệm và tay nghề cao, phục vụ cho các đội tàu trong nước.
Được biết, hiện Cục Hàng hải VN đang thực hiện Đề án đào tạo sĩ quan hàng hải không qua đại học theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng hải quốc tế.
Theo đó, sẽ cho đào tạo sĩ quan thuyền viên từ trình độ phổ thông lên để thu hút được người học nhiều hơn. Sau 2 năm được đào tạo thuyền viên có thể ra đi tàu.
“Hình thức này các nước trên thế giới đã làm rất nhiều rồi! Lái tàu chỉ cần chuyên ngành, chứ không cần thiết phải có nhiều kỹ sư khi đào tạo ra lại không trực tiếp đi tàu mà chuyển sang làm việc khác, gây lãng phí về nhân lực hàng hải”, ông Nhật nói.
Nguồn: Vietnamnet.vn
   
7/10 710 bài đánh giá
0225.3796.869