Tên gọi các vùng biển xuất phát từ đâu?

Đăng lúc 10:12:00 Ngày 17/06/2014 | Lượt xem 3361 | Cỡ chữ

1. Biển Chết

Biển Chết, hay còn gọi Biển Muối (Dead sea, Salt sea) là địa danh có một không hai trên Trái đất, nó nằm trên biên giới giữa Bờ Tây, Israel và Jordan trên thung lũng Jordan. Biển Chết dài 76 km, chỗ rộng nhất tới 18 km và chỗ sâu nhất là 400 m. Bề mặt biển Chết nằm ở 417,5 m (1.369 ft) dưới mực nước biển. Tuy được gọi là biển nhưng đây thực ra là hồ nước mặn lớn nhất trên thế giới, bởi nó không thông với các đại dương khác, nước từ các con sông đổ về đây đều không có lối ra, nhưng nhiệt độ ở nơi này khá cao nên sự bốc hơi nước diễn ra rất nhanh, do đó mực nước của Biển Chết vẫn không bị tăng lên.

 Trung bình độ mặn của Biển Chết cao gấp 8,6 lần các đại dương khác. Mặc dù rất khó chết đuối ở đây, nhưng do độ mặn quá cao nên không có bất cứ loại thủy sinh và sinh vật nào sống được ở đây. Người ta chỉ mới phát hiện được có vài loại vi khuẩn và nấm vi sinh có thể tồn tại được dưới đáy Biển Chết. Tên gọi Biển Chết bắt nguồn từ lý do này.

Khi khô lại, các tảng muối còn tạo nên những hình thù rất lạ mắt

2. Biển Hoàng Hải

Biển Hoàng Hải (biển màu vàng) là một biển nhỏ thuộc Thái Bình Dương nằm giữa Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên. Tên "Hoàng Hải" bắt nguồn từ màu nước của biển. Vào lúc hoàng hôn, Biển Hoàng Hải thường có màu vàng. Màu vàng của biển Hoàng Hải là do phù sa của các con sông tại Trung Quốc đổ ra có màu vàng, dẫn tới màu của biển cũng vì thế mà vàng theo (chủ yếu là phù sa từ sông Hoàng Hà). Biển Hoàng Hải có diện tích khoảng 380.000 km2. Nơi sâu nhất 152m, còn trung bình là 44 – 60 m. Hoàng Hải hình thành thời cuối kỷ băng hà (cách đây chừng 10.000 năm)

Biển Hoàng Hải lúc hoàng hôn

3. Biển Hồng Hải

Biển Hồng Hải (biển Đỏ) được đặt ra là do màu sắc của vùng biển có màu đỏ. Hồng Hải là một vịnh nhỏ của Ấn Độ Dương nằm giữa châu Phi và châu Á. Biển này thông ra đại dương ở phía nam thông qua eo biển Bab el Mandeb và vịnh Aden. Tại phía bắc là bán đảo Sinai, vịnh Aqaba và vịnh Suez (nối vào kênh đào Suez). Biển này dài khoảng 1.900 km và chỗ rộng nhất là trên 300 km. Lý do tạo ra màu đỏ của biển là do một loại tảo lam có màu đỏ Trichodesmium erythraeum sinh sống dưới nước. Tuy vậy, một số người khác cho rằng nó dùng để chỉ các dãy núi giàu khoáng chất màu đỏ gần đó được gọi là “hareiedom”. Edom, có nghĩa là “nước da hồng hào”. Ngoài ra, một số ngôn ngữ châu Á thường sử dụng màu sắc để chỉ hướng, do vậy Hồng Hải cũng có thể có nghĩa là vùng biển phía Nam.

Biển Hồng hải

4. Biển Hắc Hải

Biển Hắc Hải (Biển Đen) dường như được đặt tên không phải là để chỉ màu sắc của biển mà là để chỉ hướng. Người Hy Lạp, Lưỡng Hà cổ đại thường dùng màu sắc để chỉ phương hướng. Màu vàng tượng trưng cho phương Đông, màu đỏ cho phương Nam, màu đen cho phương Bắc và màu xanh cho phương Tây. Biển Hắc Hải nằm giáp Ukraina, phía bắc Hy Lạp. Trên thực tế, Hắc Hải có màu bình thường như các vùng biển khác.  Biển Hắc Hải là một biển nội địa nằm giữa Đông Nam châu Âu và vùng Tiểu Á. Biển Hắc Hải có diện tích vào khoảng 422.000 km², nơi sâu nhất đến 2210 mét. Sông Danube là dòng sông quan trọng nhất đổ vào Biển Đen. Biển Hắc Hải còn mệnh danh là biển ấm nhất Trái Đất.

Biển đen được chụp từ trên cao

5. Biển Bạch Hải

Biển Bạch Hải (vùng biển màu trắng) nằm ở vùng tây bắc nước Nga. Nó được bao quanh bởi biển Karelia về phía tây và bán đảo Kola về phía bắc. Màu trắng ở đây là do băng tuyết. Diện tích của Biển Bạch hải khoảng 90.000 km², nơi sâu nhất đạt 340m. Trong khu vực biển Bạch Hải có Cảng  Arkhangelsk. Trong lịch sử nước Nga, cảng Arkhangelsk đã từng là trung tâm chính của Nga trong thương mại hàng hải quốc tế, được quản lý bởi "những người dân sống ven biển". Trong thời đại ngày nay nó trở thành căn cứ quan trọng của hải quân và tàu ngầm Xô viết.

Biển Trắng hầu như bị băng, tuyết phủ quanh năm
6. Biển Địa Trung Hải
Tên gọi Địa Trung Hải được xuất phát từ hai từ trong tiếng Latin vì từ “Medius” có nghĩa là ở giữa và “Terra” có nghĩa là Trái Đất. Nếu nhìn trên bản đồ thì bạn cũng có thể dễ dàng thấy rằng Địa Trung Hải nằm ở chính giữa các quốc gia bao bọc nó. Chỉ có eo biển Gibraltar ở Morocco (rộng 14.3 km) và eo biển Dardanelles ở Thổ Nhĩ Kỳ (hẹp hơn Gibraltar) là nơi mà Địa Trung Hải mở lòng ra để kết nối với các biển và đại dương khác.Chính bởi điều này thì biển Địa Trung Hải cũng là vùng nước được bao bọc bởi đất liền xung quanh lớn nhất thế giới (có diện tích khoảng 2.5 triệu km2). Điểm sâu nhất của Địa Trung Hải nằm ở bên phía Đông với độ sâu khoảng 5200m. Nói Địa Trung Hải không có thủy triều thì không chính xác nhưng thủy triều ở Địa Trung Hải rất thấp, nhiều nơi chỉ chênh lệch vài cm.
Vị trí của Biển Địa Trung hải trên bản đồ
10/10 1120 bài đánh giá
0225.3796.869